Trong nét văn hóa ẩm thực của người Việt, “nước mắm chấm”  được xem là món trung tâm, thậm chí đóng vai trò chủ đạo quyết định đến chất lượng bữa ăn. Thế nhưng, ít ai biết rằng nếu như lạm dụng quá mức thói quen này đã vô tình tạo ra cho môi trường thuận lợi cho một số căn bệnh của tuổi già theo đó ngày càng gia tăng như bệnh huyết áp cao, ung thư dạ dày, bệnh tim mạch… 

 

an-man-co-tot-cho-benh-nhan-tim-mach

Ăn mặn có tốt cho bệnh nhân tim mạch 

 

Bệnh tim mạch- thói quen nào nên từ bỏ. 

Không chỉ riêng về nước mắm chấm- gia vị chứa nhiều muối, mà ngay cả việc dùng muối chấm khi chúng ta tiêu thụ một số lượng hoa quả trái cây đi kèm cũng được xem là thói quen ăn uống không có khoa học đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là người lớn tuổi đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hoặc cao huyết áp, suy thận…thì cần phải lưu tâm và cẩn trong hơn. 

Bên cạnh đó, việc chế biến các món ăn hàng ngày cũng là một nguy cơ đe dọa đến sức khỏe như thường tiếp xúc ăn các món được xem là “giàu muối” từ các loại cá khô, bánh mặn, món rim keo… bởi chúng được xem là món lạ miệng, đưa cơm và nhiều người khó có thể cưỡng lại vị đậm đà khi được ướp qua muối của chúng. Vì vậy nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, hay mắc một số bệnh liên quan đến bệnh tim mạch thì hãy nên từ bỏ hoặc hạn chế chúng. 

Vậy đối với bệnh tim mạch, ăn mặn có hại ra sao? 

Ăn mặn được xem là cội nguồn của rất nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là bệnh tim mạch. Khi chúng ta ăn mặn, cơ thể sẽ “nạp vào” một lượng natri lớn, hàm lượng natri này trong máu sẽ theo đó gia tăng và thận phải làm việc “quá công suất” mới lọc máu được. Khi lượng natri trong máu quá cao, thận không thể phát huy khả năng hoạt động của mình nên sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch- nguyên nhân cao dẫn đến tăng huyết áp và đương nhiên nó sẽ là gánh nặng khó đỡ cho hoạt động tim mạch trong cơ thể chúng ta. 

Theo nguồn tin trên, tổ chức y tế thế giới đã cảnh báo, ăn mặn là tác nhân gây ra các bệnh liên quan đến tim mạchnhư chiểm 62% ca liên quan đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim chiếm 42%. Nếu thói quen này lạm dụng kéo dài sẽ dẫn đến suy tim, không những thế việc ăn nhiều muối hơn mức cho phép, một số căn bệnh như điển hình như huyết áp càng cao càng có cơ hội gia tăng, và đương nhiên điều này đồng nghĩa với sự gia tăng thêm những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các cơn đau tim và đột quị. 

Giảm ăn mặn bằng cách nào để đảm bảo cho sức khỏe cho người bị tim mạch? 

Tiếp xúc với gia vị “giàu muối” được xem là thói khó bỏ, do đó để có thể thay đổi cần phải có thời gian làm quen dần dần, nếu không phải là một số bệnh nhân được Bác sĩ chống chỉ định dùng nó. Một số phương pháp thực hiện ban đầu như: pha loãng nước chấm trong bữa ăn hàng ngày, khi chế biến thức ăn thì nấu nhạt hơn một chút, nên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến thay vì những loại thức ăn đã chế biến sẵn, hạn chế dùng đồ ăn khô được ướp mặn để dùng lâu ngày…

 

Anh Thơ