Tại Mỹ, người ta ước tính cứ 40 giây có một người bị nhồi máu cơ tim do thiểu năng vành, đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Vậy nhưng nhận thức và hiểu biết của mọi người còn khá hạn chế về bệnh lý này. Bài viết dưới đây là tổng hợp những điều bạn cần biết về thiểu năng vành.

Mục lục:

1. Bệnh thiểu năng vành là gì?

2. Nguyên nhân gây ra thiểu năng vành

3. Các yếu tố nguy cơ đối với thiểu năng vành

4. Chẩn đoán thiểu năng vành bằng cách nào?

5. Triệu chứng thiểu năng vành

6. Bệnh thiểu năng vành có nguy hiểm không?

7. Điều trị bệnh thiểu năng vành

----------------------------------------

Bệnh thiểu năng vành là gì?

Thiểu năng vành còn được biết đến với tên gọi thông dụng hơn là bệnh mạch vành, chỉ tình trạng mạch vành - mạch máu chính nuôi tim bị tắc nghẽn, khiến cơ tim không thể nhận đủ máu và chất dinh dưỡng để đảm bảo chức năng bơm máu bình thường.

Nguyên nhân gây ra thiểu năng vành

Thủ phạm gây ra tắc nghẽn mạch vành chính là sự xuất hiện của mảng xơ vữa, được bắt đầu bằng những tổn thương tại lớp trong thành mạch, tạo tiền đề để các thành phần trong máu như cholesterol, canxi, chất thải tế bào… tích tụ và hình thành nên mảng xơ vữa động mạch chặn đứng dòng chảy của máu tới nuôi tim.

Thiểu năng vành do xơ vữa mạch vành gây ra

Thiểu năng vành do xơ vữa mạch vành gây ra

Triệu chứng thiểu năng vành

Dưới đây là một số triệu chứng chính, giúp bạn nhận diện sơ bộ bệnh lý thiểu năng vành:

- Đau thắt ngực: Triệu chứng này thường được người bệnh mô tả bằng cảm giác như có vật nặng vô hình đè lên trái tim, đôi khi là bỏng rát hoặc nhói như có kim châm. Cơn đau thường bắt đầu phía sau xương ức và lan đến cổ, hàm, cánh vai, lưng hoặc thậm chí là răng…

- Khó thở

- Mệt mỏi

- Đổ mồ hôi, da lạnh

- Chóng mặt

- Thở dốc

- Các triệu chứng tương tự như bệnh tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ợ nóng…

Khi gặp phải những triệu chứng của thiểu năng vành, bạn hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ.

Các yếu tố nguy cơ đối với thiểu năng vành

Việc nắm bắt được các yếu tố nguy cơ gây thiểu năng vành sẽ giúp bạn lên kế hoạch để phòng ngừa và giảm khả năng tiến triển của bệnh. Các yếu tố đó là:

- Các bệnh mạn tính: Huyết áp cao; mỡ máu cao, đái tháo đường…

- Tuổi cao

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim

- Hút thuốc lá

- Béo phì

- Lười vận động thể chất

- Khó thở khi ngủ

- Ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia…

Chẩn đoán thiểu năng vành bằng cách nào?

Để chẩn đoán chính xác thiểu năng vành, bác sỹ thường phải xem xét lại tiền sử bệnh và yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu như:

- Điện tâm đồ

- Siêu âm tim

- Nghiệm pháp thử căng thẳng

- Chụp động mạch vành

- Chụp cắt lớp tim

Bệnh thiểu năng vành có nguy hiểm không?

Thiểu năng vành nếu không được quản lý và điều trị tốt có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

- Nhồi máu cơ tim: Mảng xơ vữa phát triển đủ lớn có thể nứt vỡ, tại vị trí đó sẽ nhanh chóng xuất hiện cục máu đông. chúng có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu, dẫn đến vùng cơ tim được nuôi bởi động mạch đó bị thiếu máu, sự tổn thương hoặc chết một phần cơ tim do sự giảm đột ngột, đáng kể lượng máu nuôi một vùng cơ tim được gọi là nhồi máu cơ tim. Đây là tình trạng nguy cấp cần được cấp cứu kịp thời.

- Suy tim: Nếu một số vùng cơ tim không được nhận đủ máu, chúng sẽ trở nên suy yếu và không thể đảm nhiệm tốt chức năng bơm máu của mình. Tình trạng này được gọi là suy tim.

- Rối loạn nhịp tim: Máu cung cấp cho tim không đủ hoặc mô cơ tim bị tổn thương có thể gây trở ngại cho quá trình phát nhịp và dẫn truyền điện trong tim, gây ra nhịp tim bất thường.

Điều trị bệnh thiểu năng vành

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng ngày nay bệnh thiểu năng vành được quản lý hiệu quả bằng các biện pháp cụ thể sau:

Duy trì lối sống khoa học

Một lối sống lành mạnh có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành và ngăn ngừa bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát. Bạn cần lưu ý:

- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: như huyết áp cao, cholesterol máu cao và tiểu đường.

- Bỏ hút thuốc lá

- Hoạt động thể chất đều đặn: luyện tập bài tập thể dục vừa sức thường xuyên tại một khoảng thời gian nhất định trong ngày.

- Ăn uống khoa học: ăn ít muối, chất béo nguồn gốc động vật (mỡ, da, nội tạng động vật, thịt đỏ…); tăng cường ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu chưa tách vỏ…

- Kiểm soát căng thẳng: tránh thức khuya, làm việc cường độ cao gây stress kéo dài; hãy luyện tập yoga, nghe nhạc nhẹ để tinh thần luôn được thư thái.

Sử dụng thuốc tây

Hầu hết người bệnh thiểu năng vành đều phải dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Các thuốc thường dùng là:

- Thuốc hạ mỡ máu: bao gồm nhóm statin, fibrat, niacin… giúp làm giảm các thành phần mỡ xấu trong máu như LDL - cholesterol, triglycerid – nguyên liệu hình thành mảng xơ vữa.

- Thuốc chống đông máu: như Aspirin, Plavix giúp ngăn ngừa cục máu đông gây nghẽn mạch.

- Thuốc chống loạn nhịp tim: thường dùng nhất là các thuốc nhóm chẹn beta như atenolol, propranolol… có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của cơ tim.

- Thuốc trị đau thắt ngực: Các nitrat như nitroglycerin dạng viên, xịt, ngậm dưới lưỡi có thể kiểm soát cơn đau thắt ngực bằng cách giãn mạch tạm thời và giảm nhu cầu máu của tim.

- Thuốc hạ áp: gồm nhiều nhóm khác nhau như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn kênh canxi…

Dùng kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành

Việc sử dụng thuốc tây kéo dài khiến người bệnh thiểu năng vành khó tránh khỏi nguy cơ gặp tác dụng phụ. Để khắc phục tình trạng này, các nhà điều trị khuyến cáo người bệnh nên kết hợp thêm cùng những sản phẩm hỗ trợ điều trị thiểu năng vành tim, đặc biệt là những sản phẩm có chứa các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọnĐan sâm có tính năng giãn mạch, tăng lưu thông tuần hoàn máu tốt như Vương Tâm Thống, nhằm tăng khả năng kiểm soát triệu chứng, biến chứng và giảm sự lệ thuộc quá mức vào thuốc tây điều trị.

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh thiểu năng vành đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này bằng giải pháp kết hợp trên:

Phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa

Nếu mạch vành bị tắc hẹp nặng và các triệu chứng không còn được kiểm soát tốt với thuốc, phẫu thuật sẽ được tiến hành bằng các hình thức sau:

- Phẫu thuật laser: nhằm tạo ra một số lỗ nhỏ trong cơ tim nhằm kích thích sự hình thành các mạch máu mới dẫn máu đến nuôi tim.

- Nong mạch vành và đặt stent: Ống thông với bóng nong ở đầu được đưa vào lòng mạch, đến vị trí tắc hẹp bóng sẽ được bơm căng để mở thông lòng mạch, một stent (ống kim loại) có thể được để lại nhằm giữ cho thành mạch luôn mở rộng.

- Bắc cầu động mạch vành: Bác sỹ sẽ sử dụng một mạch máu khỏe từ chân, ngực để tạo thành cầu nối dẫn máu tới vùng cơ tim bị thiếu máu.

- Ghép tim: thường rất hiếm khi được thực hiện, trừ trường hợp trái tim bị hư hỏng nặng và mọi biện pháp đều không còn hiệu quả.

Sống chung với bệnh thiểu năng vành có nghĩa là bạn nhận thức được những rủi ro và làm giảm những nguy cơ này. Điều này đòi hỏi bạn cần hết sức nghiêm túc trong việc thực lối sống khoa học, kèm theo tuân thủ sử dụng thuốc điều trị bệnh thiểu năng vành và các bệnh mắc kèm khác.

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184130.php

https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease