Có đến 50% ca tử vong do nhồi máu cơ tim xảy ra trong vòng 1 giờ đầu tiên trước khi người bệnh đến được cơ sở y tế gần nhất. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là kẻ giết người số một trên thế giới. Để tối đa hóa cơ hội sống sót của bạn, hãy tìm hiểu ngay “chiến lược” xử trí khi cơn đau tim xảy ra.

Nhận diện cơn đau tim do nhồi máu cơ tim

Cơn đau thắt ngực điển hình

Cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim không phải lúc nào cũng xuất hiện đột ngột, dữ dội. Bạn có thể chỉ cảm thấy đau ngực nhẹ hoặc khó chịu ở ngực, giống như có vật nặng đè lên, ép chặt và căng tức vùng ngực. Vị trí đau thường xảy ra ở bên trái hoặc giữa ngực, cơn đau thường kéo dài trong vài phút, thuyên giảm rồi nhanh chóng quay trở lại. Đau ngực có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể như cổ, vai, lưng, hàm, cánh tay trái…

Cơn đau tim có thể biến mất và nhanh chóng quay trở lại

Các triệu chứng nhồi máu cơ tim khác

Trên thực tế, có nhiều người bị nhồi máu cơ tim nhưng lại không hề cảm thấy đau ngực hoặc đau rất nhẹ. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ hoặc người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:  

- Khó thở: Khó thở, hụt hơi có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với cơn đau ngực.

- Rối loạn tiêu hóa: ợ nóng, trướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, buồn đi cầu kèm theo đau ngực có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim đang xảy ra.

- Chóng mặt, choáng váng: cảm giác xung quanh chuyển động, quay cuồng, thậm chí có thể khiến người bệnh ngất xỉu.

- Lo lắng: cảm thấy bất an, lo lắng, hoảng sợ vô cớ không thể giải thích được kèm theo vã mồ hôi lạnh.

- Mệt mỏi đột ngột, bất thường, không rõ nguyên nhân.  

Nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, đừng cố chờ cho các triệu chứng thuyên giảm; hãy gọi đến 115 để được trợ giúp y tế ngay lập tức.

Tìm kiếm sự trợ giúp và hướng xử lý khi bị đau tim

Gọi cấp cứu ngay lập tức

60% người bệnh tử vong trong giờ đầu tiên kể từ khi nhồi máu cơ tim xảy ra. Mặt khác, những người đến bệnh viện trong vòng 1,5 giờ đầu có cơ hội sống sót cao hơn những người được cấp cứu muộn. Thời gian là vàng, vì vậy bạn hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

Nếu vẫn còn tỉnh táo thì bạn cũng không được tự lái xe đến bệnh viện. Trong trường hợp nhân viên y tế không thể tiếp cận bạn trong thời gian thích hợp, hãy nhờ một thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc hàng xóm đưa bạn đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Thông báo cho mọi người về cơn đau tim của bạn

Nếu bạn đang ở gần gia đình hoặc ở nơi công cộng, hãy thông báo cho mọi người biết về tình trạng đau tim của mình. Bạn sẽ nhận được sự trợ giúp đúng lúc nếu mọi người biết chuyện gì đang xảy ra.   

Trong trường hợp bạn đang đi máy bay, hãy thông báo cho tiếp viên hàng không ngay lập tức. Tiếp viên có thể tìm hiểu xem trên máy bay có bác sĩ hay không và thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Các phi công cũng được yêu cầu đáp tới sân bay gần nhất nếu hành khách lên cơn đau tim.   

Ngừng mọi hoạt động 

Trong thời gian chờ đợi cấp cứu, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và ngừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi xuống nghỉ ngơi và chờ dịch vụ y tế khẩn cấp đến. Việc gắng sức có thể gây căng thẳng cho tim và làm trầm trọng thêm tổn thương do cơn đau tim gây ra.   

Dùng thuốc ngay khi có thể  

Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc aspirin, nitroglycerin từ trước đó, bạn hãy nhai một viên aspirin và dùng một liều nitroglycerin ngay lập tức trong khi chờ cấp cứu. Dạng dùng nitroglycerin cho tác dụng nhanh nhất là dạng xịt, ngậm dưới lưỡi.   

Bạn cần lưu ý rằng, aspirin có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn trong một số trường hợp. Vì vậy, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để biết dùng aspirin có phải là cách xử trí thích hợp hay không.  

Nhai ngay 1 viên aspirin khi được bác sĩ kê đơn dự phòng trước đó

Hồi phục sức khỏe sau cơn đau tim

Dùng thuốc kết hợp sản phẩm bổ trợ

Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ điều cần thiết để bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe cả trong và sau khi nhồi máu cơ tim xảy ra. Nhiều khả năng bạn sẽ được kê đơn thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đau tim tái phát trong suốt phần đời còn lại của mình.    

Để tăng hiệu quả điều trị của thuốc tây và hạn chế tối đa nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát, chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên sử dụng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có tác dụng chống đông máu, tăng cường tưới máu cho tim và kiểm soát huyết áp, mỡ máu hiệu quả như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… chẳng hạn như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Đây cũng là giải pháp đã giúp rất nhiều người bệnh mạch vành nặng từng sống sót qua nhồi máu cơ tim không còn phải lo lắng về cơn đau tim tái phát. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua video dưới đây:  

Bí quyết phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát với giải pháp từ thảo dược

Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược đã được những người bệnh trong video áp dụng để phòng ngừa cơn đau tim tái phát hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn đau tim

Bồ hoàng – Thảo dược vàng trong điều trị đau tim, đau thắt ngực

Điều chỉnh cảm xúc  

Tình trạng trầm cảm ở những người đã sống sót sau cơn đau tim là điều khá phổ biến. Trầm cảm có thể xuất phát từ sự xấu hổ, thiếu tự tin, cảm giác lo âu và sợ hãi về cơn đau tim tái phát trong tương lai. Do đó, người bệnh cần được tham gia một chương trình phục hồi thể chất có giám sát, kết nối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, nhờ đến sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp để có thể trở lại cuộc sống bình thường sau cơn đau tim.  

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đau tim tái phát

Ít vận động, béo phì, cholesterol cao, đường máu cao và tăng huyết áp, căng thẳng và hút thuốc đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim. Bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách thực hiện theo hướng dẫn sau:

- Ăn uống khoa học: Cắt giảm chất béo và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường bổ sung các loại chất béo có lợi cho tim mạch đến từ các loại cá béo; hạt ngũ cốc như óc chó, hạt lanh, hướng dương…

- Giảm cân: Luyện tập và điều chỉnh chế độ ăn để giữ chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 – 24,9. Trong đó BMI = trọng lượng cơ thể (kg) / chiều cao (m) x chiều cao (m).

- Tập thể dục: Bạn có thể xây dựng một chương trình tập luyện tim mạch với các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe… dựa trên mức độ thể chất hiện tại của bạn và tập trung vào các mục tiêu hợp lý, có thể đạt được theo thời gian, chẳng hạn như đi bộ xung quanh khu nhà mà không bị hụt hơi.

- Bỏ thuốc lá: những người có thói quen hút thuốc chỉ cần bỏ thuốc lá ngay lập tức có thể giảm một nửa nguy cơ đau tim.  

Dù đã sống sót sau cơn đau tim nhưng nguy cơ tái phát vẫn luôn còn đó. Bạn hãy chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện lối sống khoa học và bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch phù hợp.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo: 

https://www.wikihow.com/Survive-a-Heart-Attack