Cảm giác hụt hẫng, trái tim như muốn rớt ra ngoài, tim đập thình thịch, dồn dập là cảm giác mà ai cũng sẽ trải qua một vài lần trong đời. Thông thường, đây là một dấu hiệu lành tính, nhưng nó cũng có thể báo trước một rối loạn nhịp tim tiềm ẩn bạn chớ nên bỏ qua.

Đánh trống ngực là gì?

Đánh trống ngực là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh rối loạn nhịp tim. Nó khiến họ cảm thấy khó chịu với trái tim đập mạnh, nhanh và bất thường. Người bệnh có thể có cảm giác tim rung rất mạnh, đập thình thịch trong lồng ngực.

Đánh trống ngực là cảm giác tim đập thình thịch trong lồng ngực

Đánh trống ngực là cảm giác tim đập thình thịch trong lồng ngực

Nguyên nhân gây đánh trống ngực

Nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra đánh trống ngực là do các vấn đề về tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim, bệnh van tim, cơ tim, rối loạn nhịp tim…. Trong một nghiên cứu trên 190 người bị đánh trống ngực thường xuyên, vấn đề tim mạch chiếm 43% nguyên nhân, tâm lý chiếm 31% và các nguyên nhân khác chiếm 26% (do dùng thuốc, nhiễm độc tuyến giáp, dùng nhiều caffein, cocain, thiếu máu…).

Tpcn Vương Tâm Thống chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch: giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi, tim nhanh, đánh trống ngực, đau ngực. Liên hệ 0962.546.541 (trong giờ hành chính) để được tư vấn.

Chẩn đoán đánh trống ngực

Cảm giác đánh trống ngực sẽ không kéo dài quá lâu và bạn thường sẽ không bị đánh trống ngực kéo dài đến khi gặp được bác sỹ để chẩn đoán. Do đó, bạn cần được trang bị các kiến thức để tự kiểm tra tình trạng bệnh của mình trước khi đi khám.

Những điều cần lưu tâm trước khi bạn đến gặp bác sỹ là:

- Mô tả cảm giác mỗi lần bị đánh trống ngực

- Mức độ thường xuyên của các cơn đánh trống ngực và thời điểm xảy ra các triệu chứng

- Khi các triệu chứng xuất hiện, nhịp tim là bao nhiêu lần trên phút, nhanh hay chậm so với bình thường?

- Ghi lại các triệu trứng đi kèm như choáng váng, chóng mặt, khó thở hoặc đau ngực.

Khi đi khám bệnh, bạn nên cung cấp cho bác sỹ các thông tin trên để có được chẩn đoán chính xác hơn. Thông thường, bạn sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá chức năng tim như điện tâm đồ ECG, siêu âm tim và các xét nghiệm máu, chức năng tuyến giáp… để phát hiện các vấn đề khác có thể gây đánh trống ngực.

Điều trị đánh trống ngực bằng cách nào?

Với trường hợp đánh trống ngực nhẹ

Nếu bạn thường xuyên có những cơn đánh trống ngực nhẹ, không thường xuyên và không rõ nguyên do, hãy thử các cách khắc phục đơn giản dưới đây:

- Giảm lượng cà phê uống mỗi ngày hoặc bỏ luôn nếu nó chính là nguyên nhân gây ra các cơn đánh trống ngực.

- Bỏ thuốc lá

- Hạn chế uống rượu

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

- Uống nhiều nước

- Ngủ đủ giấc

 -Giảm căng thẳng lo lắng bằng thiền định, yoga hoặc thái cực quyền giúp thư giãn tâm lý tốt hơn.

Người bệnh cần báo cho bác sỹ điều trị biết tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng mình đang sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cơn đánh trống ngực nhằm loại bỏ triệu chứng này đúng cách.

Hạn chế uống cà phê nếu đó là nguyên nhân gây đánh trống ngực

Hạn chế uống cà phê nếu đó là nguyên nhân gây đánh trống ngực

Với trường hợp đánh trống ngực trung bình và nặng

Nếu các phương pháp trên không thể giúp bạn ngăn ngừa được sự khó chịu do các cơn đánh trống ngực gây ra, các bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc, trong đó thuốc chẹn beta là một lựa chọn tối ưu. Thuốc chẹn beta khiến làm chậm lại nhịp tim để giảm các cơn đánh trống ngực.

Trong một số trường hợp, có thể người bệnh sẽ cần đến phẫu thuật để điều trị, nhằm kiểm soát các tín hiệu điện tim làm cho tim đập ổn định.

Bên cạnh các biện pháp trên, bạn cũng đừng quên thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục và sử dụng những sản phẩm hỗ trợ bảo vệ tim mạch để phòng ngừa các cơn đánh trống ngực thường xuyên ghé thăm.

Ds. Hương Mai

Nguồn tham khảo:

http://www.emedicinehealth.com/palpitations/article_em.htm