Cái chết do nhồi máu cơ tim cấp có thể đến một cách đột ngột, khiến bác sỹ không kịp trở tay nếu phát hiện và xử trí muộn. Hãy dành ngay 3 phút đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện nhất về nhồi máu cơ tim cấp và biết cách xử lý khi biến cố tim mạch nguy hiểm này xảy ra.
Nhồi máu cơ tim cấp là gì?
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng một vùng cơ tim bị hoại tử do bị cắt đứt nguồn cung cấp máu đột ngột. Nguyên nhân là do mạch vành nuôi dưỡng cho cơ tim bị tắc nghẽn một hoặc nhiều nhánh bởi sự xuất hiện của mảng xơ vữa bám bên trong thành mạch.
Triệu chứng nhồi máu cấp tính
Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp tính là cơn đau thắt ngực dữ dội với những đặc điểm sau:
- Thời gian: Đau kéo dài liên tục 30 - 60 phút.
- Tính chất: Cơn đau thường lan ra cổ, vai, hàm và cánh tay trái; thường được mô tả như có vật nặng đè lên hay bóp nghẹt lấy tim, có trường hợp lại cảm thấy đau nhói như có kim châm.
- Các triệu chứng đi kèm khác:
+ Khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng
+ Tim đập nhanh, mạch nhanh.
+ Huyết áp tăng cao do co mạch ngoại biên. Nếu nhồi máu cơ tim thất phải hoặc rối loạn chức năng thất trái nghiêm trọng có thể gây tụt huyết áp.
+ Khó thở, thở gấp do tắc nghẽn phổi hoặc lo lắng quá độ.
+ Ho (có thể xuất hiện đờm).
Đau ngực – Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp
Đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp
Nếu bạn đang có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau, hãy thận trọng với nhồi máu cơ tim:
- Huyết áp cao: gây áp lực lên thành mạch máu, đẩy nhanh quá trình phát triển mảng xơ vữa.
- Mỡ máu cao, béo phì: gia tăng nguy cơ tích tụ các mảng xơ vữa gây tắc mạch.
- Bệnh tiểu đường: Biến chứng tiểu đường làm tổn thương các mạch máu, kích hoạt các cơn đau tim.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc gây co thắt và tổn thương mạch máu.
- Tuổi tác: Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng theo độ tuổi, ở đàn ông là sau tuổi 45 và phụ nữ là sau tuổi 55.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tăng lên nếu trong gia đình bạn có thành viên nam bị bệnh tim trước tuổi 55 hoặc thành viên nữ bị bệnh tim trước tuổi 65.
- Thói quen lười vận động thể chất.
- Lạm dụng các chất kích thích như cocain, amphetamin…
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp
Để chẩn đoán chính xác cơn nhồi máu cơ tim cấp đang xảy ra, bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Nghe tim để phát hiện tiếng tim bất thường.
- Điện tâm đồ: là công cụ quan trọng nhất trong đánh giá ban đầu, có thể chẩn đoán chính xác đến 80% trường hợp nhồi máu cơ tim cấp.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các chất chỉ điểm khi có tổn thương tim như troponin, protein C.
- Thử nghiệm gắng sức tim: để kiểm tra khả năng đáp ứng của tim với những tình huống nhất định như tập thể dục.
- Chụp mạch vành: để xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn trong tim.
- Siêu âm tim: nhằm xác định những thay đổi cấu trúc tim và hoạt động bất thường của tim.
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp tính
Can thiệp ngoại khoa
Mục tiêu ban đầu trong xử trí nhồi máu cơ tim cấp tính là phục hồi tưới máu cho tim càng sớm càng tốt để ngăn chặn tổn thương lan rộng. Các thủ thuật sẽ được tiến hành tại phòng cấp cứu là:
- Nong mạch vành: là thủ tục xâm lấn tối thiểu để đưa bóng nong vào đoạn mạch bị tắc và ép mảng xơ vữa lại để mở thông lòng mạch. Ống stent bằng kim loại sẽ được đặt lại để cố định mạch vành.
- Bắc cầu động mạch vành: Bác sỹ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh tự thân tạo cầu nối nhằm chuyển hướng dòng máu theo một con đường khác đến vùng cơ tim thiếu máu.
Stent mạch vành dùng trong xử trí nhồi máu cơ tim cấp
Dùng thuốc
Một số thuốc được dùng trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp là:
- Thuốc chống đông máu: Thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirrin, clopidogrrel để ngăn ngừa cục máu đông mới hình thành và phát triển; thuốc làm tan huyết khối như heparin được sử dụng để phá vỡ cục máu đông gây tắc mạch, cải thiện lưu lượng máu qua đoạn mạch bị thu hẹp.
- Thuốc trị đau thắt ngực: Nitroglyceriin dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi.
- Thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển: giúp làm giảm huyết áp, thư giãn cơ tim.
Phục hồi sau cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp
Khả năng phục hồi sau cơn đau tim phụ thuộc vào mức độ tổn thương của tim và thời gian xử trí nhồi máu. Điều trị càng sớm thì cơ hội sống sót của bạn càng cao, giảm thiểu nguy cơ gặp phải những hậu quả để lại như suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát.
- Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho tim: Người bệnh nên sử dụng những sản phẩm hỗ trợ cho tim để ngăn chặn sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch và kiểm soát các yếu tố gây nhồi máu cơ tim như mỡ máu cao, tăng huyết áp… Một trong số ít những sản phẩm đang được nhiều người bệnh tim mạch tin dùng hiện nay là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của những người bệnh từng thoát khỏi nhồi máu cơ tim nhờ sản phẩm này qua video dưới đây:
Bí quyết đập tan nỗi lo nhồi máu cơ tim – Chia sẻ từ người bệnh
Bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp thảo dược đã giúp những người bệnh trong video trên không cần phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim tái phát? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại - zalo 0962.546.541 để được tư vấn hỗ trợ.
- Về tâm lý: Không ít người bệnh bị trầm cảm, rối loạn lo âu sau khi trải qua nhồi máu cơ tim cấp. Hãy giải tỏa nỗi lo bằng cách trò chuyện với bác sỹ, người thân vì tâm lý tiêu cực cũng ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục sức khỏe sau nhồi máu.
- Về chế độ ăn: Trong tuần đầu người bệnh nên ăn thức ăn lỏng mềm như súp, cháo; tăng cường khẩu phần rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt ngũ cốc nguyên cám. Chú ý hạn chế đường, muối, chất béo trong bữa ăn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và mỡ máu cao.
- Về vận động: Tập thể dục thường xuyên ít nhất 5 ngày/tuần để cải thiện sức khỏe tim mạch. Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như thiền tịnh, đi bộ nhẹ… và tăng dần cường độ tùy theo thể lực.
- Về lối sống: Ngừng hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc, tránh hít phải khói thuốc từ môi trường xung quanh. Hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia. Tránh thức khuya, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
Có đến 50% người bệnh tái nhập viện và 5 – 10% trường hợp tử vong ngay trong năm đầu tiên sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Biến chứng này có thể quay trở lại và tước đi mạng sống của bạn bất cứ lúc nào, vì vậy hãy duy trì lối sống khoa học và tuân thủ điều trị để phòng tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Ds. Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/acute-myocardial-infarction
https://emedicine.medscape.com/article/155919-overview
https://emedicine.medscape.com/article/155919-treatment#d1