Suy tim độ 4 là suy tim mức độ nặng nhất theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ. Tuy nhiên, đây chưa phải là “cửa tử”, nếu có chế độ chăm sóc, điều trị hợp lý, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Triệu chứng của suy tim độ 4

Suy tim độ 4 là chặng đường cuối cùng của suy tim. Trong giai đoạn này, người bệnh gần như mất khả năng vận động thể lực, các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn và hiện diện ngay cả khi nghỉ ngơi. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp:

- Khó thở: Có thể xảy ra trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi nằm. Những cơn khó thở kịch phát về đêm làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

- Ho kéo dài: Khi chức năng bơm/hút máu của tim kém làm ứ dịch ở phổi dẫn đến ho mạn tính, thở khò khè, có thể kèm theo đờm trắng hoặc đờm hồng lẫn máu.

- Mệt mỏi: Mệt mỏi triền miên khiến người bệnh phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường và gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện các hoạt động thường ngày như đi lại, ăn uống…

Người bệnh suy tim độ 4 thường mệt mỏi kéo dài

Người bệnh suy tim độ 4 thường mệt mỏi kéo dài

- Phù, tăng cân: Phù mềm, ấn lõm thường thấy ở mắt cá chân, bàn chân, bụng… kèm theo tăng cân bất thường do chất dịch bị tích tụ trong cơ thể mà không được tuần hoàn đào thải ra ngoài.

- Rối loạn giấc ngủ: Ho, khó thở khi nằm khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc thường bị thức giấc giữa đêm và gia tăng tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau.

- Chán ăn: Khi hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn, người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, không thèm ăn, thậm chí bỏ ăn.

- Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực: Để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt đến nuôi dưỡng các cơ quan do chức năng tim suy giảm.

- Trầm cảm hoặc lo lắng: Ước tính 42% người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm. Đây cũng là yếu tố khiến suy tim tiến triển nặng hơn.

- Nhầm lẫn: Não thiếu nuôi dưỡng kèm theo thay đổi nồng độ natri máu khiến người bệnh giảm khả năng tư duy, ghi nhớ, dễ nhầm lẫn…

Suy tim độ 4 có nguy hiểm không?

Tim là một trong những cơ quan sống còn của cơ thể, khi tim đứng trước nguy cơ mất đi chức năng đồng nghĩa với việc người bệnh có khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng, bao gồm:

- Biến chứng phổi: Viêm phổi, thuyên tắc phổi, thậm chí phù phổi cấp - biến chứng suy hô hấp cấp tính gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Suy giảm chức năng các hệ cơ quan: Các cơ quan thiếu máu nuôi dưỡng kéo dài, dẫn đến rối loạn hoạt động. Xơ gan, suy thận… là những biến chứng thường gặp trong suy tim, tình trạng này làm suy kiệt thêm sức khỏe của người bệnh.

- Biến chứng cục máu đông: Tốc độ lưu thông dòng máu giảm tạo điều kiện thuận lợi để hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn các mạch máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoại tử các cơ quan…

Điều trị suy tim ngay từ giai đoạn sớm sẽ giúp bạn phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm trên. Hãy gọi ngay tới số 0962.546.541 để được tư vấn về các phương pháp chữa trị, ngăn chặn suy tim tiến triển.

Suy tim độ 4 sống được bao lâu?

Ước tính 80% người bệnh chỉ sống được 5 năm kể từ khi được chẩn đoán suy tim tâm thu giai đoạn cuối, trong khi đó với suy tim tâm trương nặng, tỷ lệ tử vong là 58,3% sau hơn 3 năm. Tuy nhiên, đây chỉ là con số được khảo sát trên một nhóm đối tượng nhất định, thực tế tuổi thọ của người bệnh rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, các yếu tố nguy cơ, dạng suy tim mắc phải, lối sống cá nhân… Những người cao tuổi, thể trạng kém, mắc kèm nhiều bệnh lý mạn tính, bị suy tim tâm trương… thì tiên lượng bệnh cũng xấu hơn so với những trường hợp khác.

Lưu ý trong chế độ chăm sóc, điều trị cho người bệnh suy tim độ 4

Mặc dù, suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất và đến nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được điều trị tốt, người bệnh có thể giảm nhẹ được triệu chứng, cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Hầu như mọi hoạt động thường ngày của người bệnh đều cần đến sự giúp đỡ của người thân. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh:

- Ăn nhạt hơn, không quá 0,5 g muối/ngày để giảm gánh nặng cho tim.

- Hạn chế chất lỏng đưa vào, lượng nước được tính dựa theo trọng lượng cơ thể hoặc lượng nước tiểu 24 giờ.

- Tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi.

- Thức ăn nên chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ một ngày.

- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia, chất kích thích.

- Người bệnh nên nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, tránh ồn ào.

- Kê cao gối khi ngủ (tư thế nửa nằm nửa ngồi) để giảm bớt khó thở.

- Nếu có thể người bệnh nên vận động hoặc tập luyện nhẹ nhàng.

- Xoa bóp 2 chi dưới thường xuyên để kích thích lưu thông máu.

- Tiêm phòng vaccin cúm, phế cầu khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Theo dõi các triệu chứng và ghi lại cân nặng mỗi ngày.

Người bệnh suy tim độ 4 cần được chăm sóc hợp lý

Người bệnh suy tim độ 4 cần được chăm sóc hợp lý 

Tuân thủ thuốc điều trị

Thuốc giúp giảm ứ trệ tuần hoàn và cải thiện các triệu chứng cho người bệnh. Các thuốc thường dùng bao gồm:

- Thuốc trợ tim.

- Thuốc ức chế men chuyển.

- Thuốc chẹn beta.

- Thuốc lợi tiểu.

- Thuốc chống trầm cảm.

- Thuốc giảm đau.

- Thuốc an thần.

Ngoài các thuốc kể trên, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm một số phẩm hỗ trợ từ các thảo dược có hoạt tính giãn mạch, tăng tốc độ lưu thông máu, giảm gánh nặng hoạt động cho tim và tăng khả năng co bóp của cơ tim như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… để tăng hiệu quả điều trị; giảm tình trạng khó thở, ho, phù, mệt mỏi đồng thời cải thiện chức năng tim mạch tốt hơn.

Xem thêm: Vương Tâm Thống và những lợi ích cho người bệnh suy tim

Phẫu thuật can thiệp

Tùy từng nguyên nhân gây suy tim và thể trạng của người bệnh mà một số can thiệp ngoại khoa dưới đây có thể được chỉ định:

- Đặt stent mạch vành/ phẫu thuật bắc cầu chủ vành: Khi suy tim xuất phát từ bệnh mạch vành.

- Thay/ sửa van tim: Nếu nguyên nhân gây suy tim là do bệnh lý van tim.

- Cấy máy tạo nhịp: Khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

- Ghép tim/ thay tim nhân tạo: Đây là một đại phẫu thuật chỉ được cân nhắc kỹ lưỡng khi tim bị tổn thương, hư hỏng nặng.

Bên cạnh những phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh suy tim độ 4 rất cần sự động viên, khích lệ từ những người xung quanh để có thể vượt qua được cửa ải khó khăn này và có được cuộc sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Suy tim - Những điều bạn chưa biết

Tổng hợp những giải pháp điều trị suy tim tối ưu

Ds. Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.crossroadshospice.com/hospice-palliative-care-blog/2017/february/16/end-stages-of-heart-failure-what-to-expect/

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/end-stage-heart-failure-treatments#1