Ung thư, HIV cũng không nguy hiểm bằng cái chết “đột ngột, ngay tức thì” như nhồi máu cơ tim - một căn bệnh cướp đi mạng người chỉ trong vòng vài phút, mỗi năm làm chết hơn 20 triệu người trên thế giới. Vậy mà tỉ lệ mắc bệnh đâu dừng lại ở đó? Vì sao? 

Hiện nay, thuốc điều trị tăng huyết áp, bảo vệ cơ tim,…nếu chỉ so với 5 năm trước đây thôi cũng đã khác xa rất nhiều, đa dạng về chủng loại, chất lượng cải tiến. Nhưng số người trẻ đột tử do nhồi máu cơ tim đang ngày càng gia tăng. Ngày xưa, người ta quan niệm đó là bệnh lão khoa nhưng quan điểm hiện nay không còn đứng vững nữa, nhiều người đi cấp cứu khi chỉ mới 30 tuổi hoặc còn trẻ hơn. Trước đây, xơ vữa động mạch là kẻ thù gây ra nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi, nhưng giờ đây, người bị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim không hoặc ít có dấu hiệu bị xơ vữa. Yếu tố đáng quan tâm gây áp lực không chỉ với bệnh nhân mà còn là cơn ác mộng đối với cả người thầy thuốc vì cấp cứu nhồi máu cơ tim tính trên từng phút, chỉ cần trễ 1 phút thì cơ may cứu sống bệnh nhân là rất thấp.

Tỷ lệ bệnh mạch vành ở nam cao hơn 2-3 lần nữ giới? Không! Con số ngày nay đã khác, bệnh mạch vành ở phụ nữ đã ngang hàng so với nam giới, điểm đáng lo là khi cấp cứu, tỷ lệ tử vong ở nữ giới lại cao gấp đôi nam giới, đơn giản vì những dấu hiệu báo động về tình trạng bệnh ở phụ nữ mơ hồ hơn, đau đầu, bứt rứt, khó chịu... kèm theo chủ quan cho rằng đó là những dấu hiệu của thời kì tiền mãn kinh, chúng sẽ tự hết sau một thời gian mà không cần đi khám thầy thuốc.

ty-le-tu-vong-do-nhoi-mau-co-tim-o-nu-gioi-cao-gap-doi-nam-gioi.jpg

       Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim ở nữ giới cao gấp đôi nam giới 

Bệnh lý đăng cai liên quan đến mạch vành chính là tình trạng tăng huyết áp. Người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần đối với nam giới và 6 lần đối với nữ giới. Từ lâu nay, tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều khi không có triệu chứng gì nhưng lại gây ra biến chứng vô cùng nặng nề, huyết áp càng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng nhiều.

Nếu huyết áp luôn tốt khi đo ở nhà nhưng lại luôn cao khi đo tại bệnh viện thì có đáng lo không? Hiện tượng này có thể do hội chứng “áo choàng trắng” tức tăng huyết áp tạm thời mỗi khi gặp thầy thuốc dưới tác động của yếu tố tâm lý. Bằng phương pháp đo huyết áp 24h, thầy thuốc sẽ xác định được đâu là tăng huyết áp thực sự. Ở những người này, tuy huyết áp bình thường khi đo ở nhà nhưng họ cũng nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, thay đổi chế độ ăn hợp lý, bỏ thuốc lá, rượu bia, tập thể dục đều đặn và tránh căng thẳng.

 (còn tiếp kỳ 2)

Hoàng Anh