Huyết áp cao uống gì để hạ áp an toàn, hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Mặc dù không có thức uống nào có thể thay thế thuốc hạ áp tây y theo chỉ định nhưng 10 loại thức uống dưới đây sẽ giúp bạn sớm ổn định huyết áp và phòng tránh biến chứng của huyết áp cao trên tim mạch.

1. Nước ép lựu

Nước ép lựu không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có công dụng hạ áp hiệu quả mà ít ai biết đến. Trong nước ép lựu, các nhà khoa học tìm thấy các hoạt chất có tác dụng tương tự nhóm thuốc hạ áp ức chế men chuyển. Nghiên cứu tại Anh cũng cho thấy, nếu bạn uống mỗi ngày 1 cốc nước ép lựu (180ml) trong 28 ngày liên tục, có thể giảm huyết áp tâm thu xuống 3.14mmHg, huyết áp tâm trương 2.33mmHg và huyết áp trung bình 2.6mmHg.

Huyết áp cao uống gì -  Nước ép lựu

Nước ép lựu giúp làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

2. Nước táo mèo

Táo mèo là loại cây được trồng phổ biến tại các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Theo nghiên cứu của Đại học Reading (Anh), chiết xuất táo mèo giúp làm giảm huyết áp sau 10 tuần sử dụng, đồng thời người bệnh cũng giảm được các triệu chứng rối loạn lo âu, căng thẳng. Bạn có thể chế biến siro táo mèo với đường phèn và pha loãng với nước để tạo nên một thức uống hạ áp đơn giản, dễ pha chế.

3. Nước sắc hoàng bá

Công dụng hạ áp của hoạt chất Berberin trong vỏ thân, cành cây Hoàng bá đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Theo nghiên cứu của Đại học Yaounde I (Cameroon), Hoàng bá giúp làm giảm 6% huyết áp tâm thu và 13.1% huyết áp tâm trương chỉ sau 8 tuần điều trị. Để chế biến nước sắc Hoàng bá, bạn hãy dùng vỏ thân hoặc cành của cây đem phơi khô rồi đun sắc để lấy nước uống hằng ngày.

Hiện nay, để thuận tiện hơn cho người bệnh cao huyết áp và cắt giảm thời gian chế biến các loại đồ uống này, các nhà Dược học đã nghiên cứu và chế biến nên viên uống hạ áp chứa chiết xuất Sơn tra, Hoàng bá. Bạn có thể dùng kết hợp cùng thuốc hạ áp hằng ngày để giữ huyết áp luôn ổn định; phòng tránh biến chứng xơ vữa động mạch, suy tim do huyết áp cao gây ra.

Nếu bạn quan tâm và muốn được tư vấn chi tiết về viên uống hạ áp chứa chiết xuất Sơn tra, Hoàng bá, vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0962.546.541 để được hỗ trợ trực tiếp.

Xem thêm: 

Vương Tâm Thống - Viên uống hỗ trợ hạ áp chứa Sơn tra, Hoàng bá. 

4. Nước ép củ cải đỏ

Trong nước ép củ cải đỏ có chứa nhiều kali, folate, các hợp chất nitrat khi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch máu, nhờ đó giúp làm giảm huyết áp hiệu quả. Các nhà khoa học Anh cũng đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng nước ép củ cải đường giúp hạ áp tương tự các thuốc giãn mạch nhóm nitrat. Để đạt hiệu quả giảm huyết áp tốt nhất, người bệnh nên uống từ 1 – 2 cốc nước ép củ cải đỏ/ngày.

Người bệnh huyết áp cao nên uống 1 – 2 ly nước ép củ cải đỏ mỗi ngày

Người bệnh huyết áp cao nên uống 1 – 2 ly nước ép củ cải đỏ mỗi ngày

5. Trà bụp giấm

Trong bông bụp giấm (hoa atiso đỏ) chứa các hoạt chất phytochemical có tác dụng giãn mạch, hạ áp tương tự nhóm ức chế men chuyển angiotensin. Các nhà khoa học đã tiến hành so sánh tác dụng của trà bụp giấm với captopril – thuốc ức chế men chuyển được dùng phổ biến trong điều trị huyết áp cao thì nhận thấy tác dụng hạ áp của trà bụp giấm tương đương với captopril.

6. Sữa

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, uống sữa ít béo sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Vì vậy, người trưởng thành từ 19 – 50 tuổi nên uống 2 ly sữa/ngày, người già trên 50 tuổi cần bổ sung 3 ly sữa/ngày. Loại sữa tốt nhất cho bạn là sữa tách béo hoặc ít béo, vì sữa nguyên kem thông thường chứa rất nhiều chất béo có hại cho tim mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

7. Rượu vang đỏ

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng thức uống có cồn như rượu vang sẽ không thể xuất hiện trong danh sách các thức uống tốt nhất cho người bệnh huyết áp cao, nhưng thực tế rượu vang đỏ lại có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu rất hiệu quả nhờ hoạt chất resveratrol. Tuy nhiên, việc lạm dụng đồ uống này lại làm phát triển nhiều vấn đề tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim do rượu… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới không nên uống quá 1 ly rượu vang nhẹ/ngày và nam giới không uốngquá 2 ly/ngày.

8. Nước ép mận

Theo nghiên cứu của khoa Dược Đại học Y Shifa (Pakistan), những người ăn ít nhất 3 quả mận khô mỗi ngày đã giảm được chỉ số huyết áp. Thay vì mận khô, bạn có thể uống nước ép mận hoặc chế biến siro mận để sử dụng hằng ngày.

9. Nước ép cần tây

Hoạt chất apigenin trong cần tây không chỉ có tác dụng giãn mạch, hạ áp mà còn làm giảm mỡ máu rất hiệu quả. Bạn có thể xay cần tây rồi ép lấy nước, bổ sung thêm mật ong vào để dễ uống hơn. Mỗi ngày, bạn nên uống 120ml nước ép cần tây để đạt được chỉ số huyết áp lý tưởng nhất.

Huyết áp cao uống gì -  Nước ép cần tây

Nước ép cần tây giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu hiệu quả

10. Nước ép cà chua

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện năm 2019, uống 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày giúp làm giảm cả chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, chỉ số mỡ xấu LDL – cholesterol trong máu cũng được cải thiện rõ rệt.

Sau khi đã nắm rõ người bệnh huyết áp cao uống gì để hạ áp hiệu quả, bạn hãy lựa chọn cho mình thức uống phù hợp và duy trì uống đều đặn để có kết quả hạ áp tốt nhất. Mọi thắc mắc cần được giải đáp chi tiết về bệnh cao huyết áp và cách điều trị, bạn vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: 

Huyết áp cao nên ăn gì – chế độ ăn dash tiêu chuẩn cho người bị cao huyết áp 

Huyết áp cao là bao nhiêu? Cách xử trí huyết áp tăng cao kịch phát 

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/drinks-to-lower-blood-pressure