Người bệnh hở van tim sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào loại van tim hở và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mặc dù sự tiến bộ của y học trong những năm gần đây đã làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh van tim, nhưng nếu chủ quan không điều trị, tuổi thọ của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Bị hở van tim sống được bao lâu?
Thực tế, không thể tiên lượng chính xác người bệnh hở van tim sống được bao lâu bởi tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán, mức độ hở, cách điều trị và chăm sóc sức khỏe của từng người bệnh.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 1 năm ở người bị hở van 3 lá nhẹ là 90%, hở van 3 lá trung bình là 79% và hở van 3 lá nặng nếu không được điều trị chỉ còn 64%.
Ở người bị hở van động mạch chủ là bệnh hở van nguy hiểm nhất, can thiệp đúng thời điểm sẽ mang lại cơ hội sống sót cao hơn cho người bệnh. Theo một nghiên cứu tại Thụy Điển, người bệnh hở van động mạch chủ được phẫu thuật đúng thời điểm có tuổi thọ chỉ thấp hơn 2 năm so với người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi.
Tuy nhiên, phẫu thuật cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên không phải trường hợp nào cũng thích hợp để tiến hành can thiệp. Mặt khác, người bệnh hở van không cần quá lo lắng bởi hiện nay đã có rất nhiều giải pháp giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện đáng kể tuổi thọ cho người bệnh.
Hở van tim sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán và cách điều trị
Vì sao hở van tim làm giảm tuổi thọ?
Hở van tim nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Các biến chứng đó là:
- Suy tim: Hở van tim khiến máu bị trào ngược và ứ đọng trong tim, lâu dần sẽ khiến các buồng tim bị giãn rộng hoặc trở lên dày và cứng, làm giảm khả năng bơm máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến suy tim.
- Tắc mạch do cục máu đông: Máu bị ứ đọng tại buồng tim là điều kiện để cục máu đông hình thành, chúng có thể di chuyển đến các động mạch nhỏ hơn gây tắc mạch; dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi…
- Rối loạn nhịp tim: Cấu trúc tim bị biến dạng do hở van sẽ gây rối loạn hoạt động dẫn truyền điện trong tim, gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất…
- Viêm nội tâm mạc: Nhiễm trùng ở màng trong của tim và các van tim sẽ khiến cho van bị tổn thương nghiêm trọng hơn và làm tăng tỷ lệ tử vong.
Nếu hở van tim sống được bao lâu đang là nỗi băn khoăn, trăn trở của bạn và bạn chưa tìm ra cách trị hiệu quả, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo tổng đài 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp tốt nhất.
Giải pháp giúp người bệnh hở van tim sống lâu hơn
Dùng thuốc trị hở van tim
Thuốc không thể sửa chữa những tổn thương ở van tim nhưng sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Một số loại thuốc thường được dùng là thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông máu…
Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng hoặc loại thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bổ sung sản phẩm thảo dược Vương Tâm Thống
Để van tim vận hành hiệu quả và dự phòng các biến chứng hở van gây ảnh hưởng đến tuổi thọ, ngoài thuốc điều trị chính thì người bệnh cần bổ sung thêm viên uống thảo dược chuyên hỗ trợ điều trị hở van như Vương Tâm Thống.
Với công thức 9 thành phần tự nhiên giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu qua van, chống cục máu đông và chống rối loạn nhịp tim, Vương Tâm Thống giúp giải quyết các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở, hụt hơi… làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng do hở van gây ra
Người bệnh hở van tim nên dùng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc theo đơn
Khảo sát thực tế do Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện cho thấy, có tới 94.12% người bệnh hẹp hở van tim đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi dùng Vương Tâm Thống; 100% người dùng không hề gặp phải bất kì tác dụng phụ nào.
Sự có mặt của Vương Tâm Thống trên thị trường hơn 10 năm qua chính là giải pháp cứu cánh giúp người bệnh hở van sống khỏe mạnh và lâu dài hơn. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của những người bệnh điển hình qua video dưới đây:
Kinh nghiệm sống khỏe với bệnh hở van tim chia sẻ từ người bệnh
Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn
Bạn cần tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn thông thường để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bằng cách:
- Chăm sóc răng miệng tốt: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.
- Sử dụng kháng sinh đầy đủ khi thực hiện thủ thuật nha khoa hoặc bất kì can thiệp xâm lấn nào khác.
- Liên hệ bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, đau họng, nhức mỏi cơ…
- Tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu, giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.
Ăn uống khoa học
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học cũng là mục tiêu quan trọng mà người bệnh hở van tim không thể bỏ qua. Người bệnh cần chú ý:
- Chủ động cắt giảm muối, đường, chất béo trong khẩu phẩn ăn.
- Thay vì ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn bằng dầu mỡ chiên lại nhiều lần hãy tăng cường bổ sung nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt trắng (lườn gà, cá tươi, hải sản…).
- Hạn chế các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước trà đặc và tuyệt đối không hút thuốc lá.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Dù hở van tim ở mức độ nào thì việc duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp nâng cao thể trạng, thúc đẩy lưu thông máu qua van; từ đó giúp cải thiện triệu chứng và dự phòng biến chứng hở van hiệu quả. Do đó, người bệnh hở van nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục vừa sức, duy trì ít nhất 5 ngày/tuần.
Như vậy, mặc dù không thể biết chính xác hở van tim sống được bao lâu nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh biến chứng và sống khỏe mạnh, lâu dài dù có van tim bị hở. Hãy kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để đảm bảo van tim luôn hoạt động bình thường và kịp thời ứng phó với những chuyển biến của bệnh.
Xem thêm:
94.12% người bệnh hở van tim đánh giá hài lòng về Vương Tâm Thống
Cây thuốc nam chữa bệnh hở van tim và những lưu ý khi sử dụng
Dược sĩ Lê Lương
Nguồn tham khảo: medicinenet.com